top of page

Khám Phá Tháp Đôi Quy Nhơn: Chuyến Hành Trình Trở Về Quá Khứ Chăm-Pa

Writer's picture: Tahani le BlogTahani le Blog

Tháp Đôi Quy Nhơn là một trong những công trình kiến trúc văn hoá nổi tiếng của Chăm Pa và dân đã trở thành một trong những điểm đến du lịch Quy Nhơn thú vị, thu hút với đông đảo du khách gần xa khi đến Quy Nhơn du lịch.


1. Giới thiệu sơ nét về Tháp Đôi Quy Nhơn

Tháp Đôi cũng được gọi với tên khác là Tháp Hưng Thạnh và được xem là một công trình kiến trúc độc đáo, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa của trung tâm thành phố Quy Nhơn.



Chính vì vậy, nơi đây cũng là một địa điểm du lịch Quy Nhơn lý tưởng cho các du khách dừng chân nghỉ ngơi. Quy Nhơn là thiên đường du lịch ở các vùng biển đảo mà còn là nơi mang đến những toà tháp với lối kiến trúc mang đậm nền văn hoá Chăm Pa truyền thống độc đáo. Đây được xem là công trình nghệ thuật được xây dựng bằng bàn tay khéo léo, sáng tạo và tài ba của người Chăm Pa thời xưa đã tạo nên một toà tháp Đôi tuyệt vời như hiện nay.


Tháp Đôi được xây dựng từ cuối thế kỷ 11 – đầu thế kỷ 13, trải qua nhiều giai đoạn biến cố lịch sử, toà tháp đã bị huỷ hoại nặng nề. Sau đó, vào khoảng những năm 1990 đến năm 1997, Tháp Đôi Quy Nhơn được phục chế từ những người thợ lành nghề.



Đồng thời, với sự giúp đỡ của nhiều nhà khảo cổ học, nhà khoa học và các chuyên gia đến từ đất nước Ba Lan và sự trợ giúp của Nhà Nước đã trả lại vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ thuở ban đầu.


Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào hay đã trải qua bao sóng gió thì toà Tháp Đôi Quy Nhơn vẫn hiên ngang đứng vững theo năm tháng. Cho đến hiện nay, Tháp Đôi đã là biểu tượng đặc trưng của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định và không thể bỏ qua địa điểm lý tưởng này khi đến Quy Nhơn nhé.


Tháp đôi chỉ cách 3km trung tâm thành phố về hướng Tây Bắc, nằm trên quốc lộ 19 gần với Cầu Đôi là nơi bắt ngang sông Côn và hồ Đèo Sơn chảy ra Đầm Thị Nại.



Chính vì vậy, các du khách nên tới đây bằng những phương tiện như xe máy, ô tô hay xe khách. Khi di chuyển bằng xe máy hay ô tô. Du kháchc nên di chuyển theo quốc lộ 19 tới Cầu Đôi, sau đó di chuyển thêm khoảng 650m theo hướng về trung tâm thành phố và sẽ nhìn thấy toà Tháp Đôi Quy Nhơn ở hướng bên trái.


2. kiến trúc độc đáo của Tháp Đôi Quy Nhơn

2.1. Ý nghĩa của Tháp Đôi

Theo lời của những cô chú quản lý về ý nghĩa của toà tháp Đôi cũng như kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn của nhiều du khách thì đây là nơi thờ linh vật LINGA và YONI là biểu tượng cho cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc với mùa màng bội thu. Đây cũng là các cảm nhận, review du lịch Quy Nhơn tại Tháp Đôi.



2.2. Tháp ở Hướng Nam

Toà tháp nằm ở phía Nam có chiều cao tầm 18m. Hình ảnh đàn hươu với 13 con được điêu khắc với nhiều hình dáng khác nhau với những hình ảnh sống động và tươi vui.

Khi đến tham quan và trải nghiệm du khách sẽ cảm nhận sự kỳ công, tỉ mỉ trong việc điêu khắc thể hiện nền văn hoá kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc Chăm-Pa.

Gạch đất nung là nguyên liệu chính để góp phần tạo nên một toà tháp Đôi Quy Nhơn kỳ vĩ và đậm màu sắc dân tộc.


2.3. Tháp ở Hướng Bắc

Toà tháp nằm ở phía Bắc có chiều cao tầm 20m và chân tháp được xây dựng bằng các khối đá lớn vừa phải tạo nên cảm giác vững chắc ở phần tháp nhưng cũng tạo nên cảm giác nhẹ nhàng như thể một toà sen đang nâng đỡ cả ngọn tháp là một ẩn dụ hoàn hảo khi miêu tả ngọn tháp đồ sộ này.


Bên cạnh đó, những đường diềm hơi thắt lại cũng được trang trí bằng những hoa văn tinh xảo kết hợp với 21 vũ công được điêu khắc tinh xảo ở phần thân cùng phần mái của toà tháp. Ở phần giữa thân tháp cùng phần mái được tô điểm với hình ảnh nhà tu sĩ ngồi thiền tạo nên sự uy nghiêm, sang trọng.


2.4. cấu trúc đặc biệt của Tháp Đôi

Tháp Đôi là một trong các địa điểm du lịch Quy Nhơn được thiết kế với cấu trúc độc đáo, đây là một di sản của Chăm-Pa, toà tháp được khắc hoạ hình ảnh một cặp vợ chồng quấn quýt cùng nhau khi miêu tả hình ảnh hai toà tháp đặt bên cạnh nhau.

Tháp Đôi gồm Tháp Lớn và Tháp Nhỏ và cùng hướng về phía Nam. Ở mỗi góc của toà tháp được trang trí bởi những tượng thần là sự độc đáo, đặc trưng của nền văn hoá Chăm-Pa.



Biểu tượng Chim Thần Garuda với hai tay đưa lên trời được ví nâng đỡ cả toà tháp khổng lồ này. Hoặc hình ảnh những vũ công với điệu múa được xuất phát từ nguồn cảm hứng ở Ấn Độ.

Bên cạnh đó, với nhiều hình ảnh khác như hình người đàn ông có 6 hoặc 8 tay theo tín ngưỡng của văn hoá Chăm-Pa hay hình ảnh đầu voi mình sư tử.



Name key: Địa Điểm Du Lịch Quy Nhơn


Address: 286A Nguyễn Duy Dương F4 Q10


Phone: 0906566462


Website địa điểm du lịch Quy Nhơn: https://tahanileblog.com/15-dia-diem-du-lich-quy-nhon/


1 view0 comments

Comments


bottom of page